Tết là thời điểm mọi người quây quần bên gia đình của mình cùng đó là những bữa cơm đoàn viên. Vậy bạn đã chuẩn bị gì cho bữa cơm gia đình chưa? Đừng lo lắng, ăn gì trong dịp Tết Nguyên Đán chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người dân Việt Nam. Để biết thêm về nền ẩm thực Việt Nam ngày tết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Gà luộc

Gà luộc là món ăn không còn xa lạ đối với người dân Việt trong các dịp lễ Tết. Vào những ngày mở đầu cho năm mới, các gia đình thường sẽ mở bàn cúng cho một năm may mắn và bình an. Do đó, món mà không thể thiếu nhất là con gà luộc được trưng bày trên bàn cúng cũng mọi gia đình. Theo quan niệm văn hóa Việt Nam, con gà là biểu tượng của những điều tốt đẹp. Vì vậy, trong canh tác lúa nước ở quê ta thì trong mâm ăn luôn phải có một chú gà trống. Được thuần hóa từ xa xưa, gà là loại động vật hiền lành và thân thiện với con người. Chính như vậy, người dân cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều bắt đầu năm mới bằng món gà luộc để cầu cho một năm diễn ra như ý.
Đọc thêm: Những cách bảo vệ tóc hiệu quả bạn không nên bỏ qua
Bánh chưng

Với truyền thuyết xa xưa, bánh chưng và bánh giầy bao hàm cả nền văn minh nông nghiệp lúa nước bấy giờ. Nó được gói bằng lá dong tự nhiên cùng với nhân bên trong là gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt lợn và các nguyên liệu khác. Vì lý do này, bánh chưng xuất hiện vào ngày đầu năm mới để tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, cầu cho người dân được mùa bội thu no ấm. Ngoài ra, bánh chưng còn thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Do đó, phong tục dùng bánh chưng để làm quà tặng cho mẹ cũng bắt nguồn từ đây.
Bánh tét

Bánh tét có tên gọi gần giống với từ “Tết”, mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đinh sum họp và ấm no. Nó được gói bằng nhiều lá tượng trưng cho người mẹ bao bọc đứa con mang muốn sum họp ngày Tết của người Việt Nam. Đồng thời, bánh tét có màu xanh mang nhân đậu màu vàng gợi nhớ đến những người nông dân quê xanh và một mùa xuân bình an cho tất cả,
Đọc thêm: THÁI CÔNG: Đôi Bàn Tay Vàng Của Làng Thiết Kế Việt
Thịt kho tàu

Ngày Tết miền Bắc rất ưu chuông thịt đông thì miền Nam lại có thịt kho tàu, còn có tên gọi khác là thịt kho hột vịt. Nó là món quen thuộc mà người dân miền Nam ăn trong ngày Tết Nguyên Đán lẫn các ngày trong năm. Điều đặc biệt là hột vịt trong món này được để nguyên trứng không cắt đôi nhằm mang ý nghĩa một cái Tết đầy đủ, trọn vẹn, hòa thuận và suy vầy gia đình, gia chủ.
Canh khổ qua dồn thịt

Khổ qua là tên gọi của người dân miền Nam và người dân miền Bắc gọi nó là Mướp đắng. Khổ qua dồn thịt là món ăn đặc sản của mọi người dân miền Nam vào ngày Tết. Vì nó có tên gọi trùng với ý nghĩa khổ qua, đó là người dân mong muốn mọi khó khăn vất vả tan biến, mọi nỗi khổ đi qua để còn lại là những điều may mắn. Ngoài ra, canh khổ qua dồn thịt tuy có vị đắng nhẹ nhưng nó giúp thanh lộc cơ thể và các chất dinh dưỡng khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đọc thêm: NÊN MUA ÁO DÀI Ở ĐÂU?
Củ kiệu

Kiệu ngâm là món ăn tinh túy ngày Tết Nam Bộ, tượng trưng cho tiền tài, danh lợi và phú quý trong ngày đầu năm mới. Dựa theo nguyên lý ngũ hành thì món thịt kho trứng có vị mặn tương ứng với hành Thủy và củ kiệu có vị chua tương ứng với hành Mộc. Kết hợp hai món này với nhau sẽ tạo nên sự hài hòa như nguyên tắc ngũ hành Thủy và Mộc bổ trợ nhau.
Lạp xưởng

Ngoài là món ăn ngon, lạp xưởng còn mang một ý nghĩa riêng trong ngày Tết. Lạp xưởng có màu đỏ tươi tượng trưng cho màu sắc tốt lành nên chúng thường có trong mâm cơm để biểu thị sự khởi đầu tốt lành. Hơn nữa, lạp xưởng cũng thường được xếp thành xâu giống hình ảnh bao lì xì đỏ mang lại may mắn cho năm mới. Do đó, nếu gia chủ được người khác tặng thì cũng được coi là một lời chúc Tết ý nghĩa.
Đọc thêm:
Xôi gấc

Xôi gấc là món ăn ưa thích với màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn. Nó được làm bằng cách trộn gạo nếp với thịt quả gấc, mang lại hương vị thơm ngon và bổ dưỡng do hàm lượng Vitamin A cao. Đĩa xôi gấc được nấu chỉnh chu để cúng gia tiên ngày Tết không chỉ mang lại sự hài hòa thuận lợi cho năm mới mà còn thể hiện giá trị tinh thần của ngày Tết đất nước Việt.
Hoa quả

Hoa quả cũng có thể dùng làm vật thờ cúng và trang trí không thể thiếu trong ngày Tết ở ba miền Việt Nam. Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết có ngũ sắc, nó mang ý nghĩa tượng trưng phú quý, tài lộc, trường thọ, sức khỏe và bình an. Theo thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ tượng trưng cho màu trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Ngoài ra, mâm hoa qua cũng không có cố định loại quả bất kì nào mà có thể thay đổi linh hoạt dựa theo 5 màu sắc này.
Đọc thêm:
Các loại mứt
Năm mới tết đến, gia đình quây quần bên nhau cùng những mâm mứt ngày Tết để thêm phần ngọt ngào, tình cảm thêm phần khắn khít thì còn gì bằng. Các loại mứt không thể không có ở mỗi gia đình như:

- Mứt sen
Mứt sen có vị dẻo và mát mang ý nghĩa một năm mới sum họp con cháu.
- Mứt dừa
Mứt dừa không chỉ mang hương vị thương ngon, ngọt ngào mà còn mang ý nghĩa sum vầy của mọi người trong gia đình và bạn bè.
- Mứt cà chua
Từ xưa đến nay, màu đỏ là màu được xem là mang lại may mắn lẫn tài lộc. Chính vì vậy mà mứt cà chua được hiện diện trong ngày Tết của mọi gia đình.
- Mứt gừng
Mứt gừng được ưa chuộng nhờ vị umami độc đáo và tính ấm nên nó có ý nghĩa cầu mong một năm ấm no và hạnh phúc.
- Mứt đậu phộng
Đậu phộng có hương thơm độc lạ nhưng nó lại có khả năng giúp cải thiện sức khỏe. Mặc khác, động phộng còn tượng trưng cho sự trường thọ nên cũng được gia chủ lựa chọn tiêu dùng mỗi năm Tết đền.
Những câu hỏi thường gặp
A: Xôi gấc , bánh chưng, gà luộc, thịt kho tàu,…